Khách Của Quê Nhau Rún

80,000 

Quê nội ông là một ngôi làng nhỏ nằm bên dòng sông lớn miền Đông lắm tôm, nhiều cá, là nguồn sống của người dân cả một lưu vực rộng lớn. Dòng sông ấy có nguồn từ vùng cao, chảy qua nhiều ghềnh thác trước khi êm đềm trôi ra biển. Có lẽ những gian nan trên đường chảy đã khiến sông bình thường thì xanh trong, êm dịu, nhưng tới khi giận dữ lại đục ngầu phù sa, nước cuốn tuôn ào ào. Vào một năm Thìn, sông còn làm nên trận lụt lớn, nước dâng ngập nhà cửa vùng hạ nguồn, tàn phá hoa màu đang tươi tốt trên những cánh đồng, nương rẫy, dìm tỉnh lỵ vào nước biển mênh mô cái năm lũ lụt ấy còn hằn lại biết bao kỉ niệm buồn đau trong lòng ngườ

Qua khỏi con đường giữa một bên là núi, một phía là sông, chiếc xe của cậu kế toán chở ông rẽ qua một khúc quanh bên trái, qua một chiếc cầu bắc ngang con rạch nhỏ. Từ đây đã là đất của huyện quê ông. Đường nhỏ hơn, tráng nhựa, có dăm ba ổ gà chỗ giáp lề đường. Về phía phải, xa xa là đất của sân bay quân sự trong chiến tranh từng mấy lần bị ăn đạn pháo kích từ trong rừng chiến khu bắn ra.

Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

Lần trở về tỉnh gần nhất, sau cuộc họp với vai trò Chủ tịch danh dự, ông mời nhà văn Chín, cậu “giáo Huyện” và cậu “trong này” đi ăn trưa ở nhà hàng nổi trên sông. Bà nhà văn kia uống bia, còn ông thì chỉ ly trà đá.

Ông nói:

– Yên tâm! Bữa hôm qua tôi mới lãnh lương hưu, tiền còn rủng rỉnh trong túi đây.

Ông chọn cái bàn kê sát lan can nhà hàng, nhìn thấy cả đám lục bình dập dềnh dưới sông, nghe tiếng sóng khe khẽ đập vào mấy cái chân cột cắm sâu dưới đáy sông. Vậy là bốn nhà văn hao già hai trẻ của tỉnh cùng có mặt trên dòng sông lớn nhất miền Đông, ở đoạn êm đềm lặng lẽ nhất.

Nhà văn Chín, người đương nhiệm lèo lái con thuyền Hội Văn nghệ tỉnh, trán có nhiều nếp nhắn vì tuổi tác chứ không phải vì âu lo, tình thản nhìn qua phía bên kia sông. Cậu “trong này” giữ lời hứa với ông. Sau ba năm đi làm thuê cho nước ngoài, cậu trở về làm việc ở một tờ báo địa phương mới được cấp phép. Ông gặp, khuyên cậu nên về lại Hội: “Cái này là chú nói thiệt lòng nghen. Làm báo văn nghệ vẫn hợp với cháu hơn là làm thời sự”. Cậu này chỉ nói: “Cháu sẽ trở về với báo Hội. Nhưng không phải thời điểm này, chú Hai ạ”. Ông nghĩ thầm: “Cái thằng cứng đầu này! Chắc nó vẫn còn giận vụ tỉnh tạm dừng hoạt động của Hội mất gần ba năm”. Cậu “giáo Huyện” vẫn tếu táo hát vui nhạc của Trịnh Công Sơn: “Ai chưa từng uống rượu, thì không phải đàn ông…”.

Trước khi cầm đũa, ông với mọi người:

– Bữa nay tụi mình ngồi đây, trên dòng sông quê hương này, tôi muốn mọi người cùng nhứt trí hứa với nhau sẽ cùng viết về mảnh đất cà con người quê hương…

Nhà văn Chín gật gù:

– Anh Hai cứ tin ở tôi. Ngày nào không gõ được mấy trang về quê mình là tôi không thể yên tâm. Dù khi những ngón tay tôi gõ lên bàn phím máy chữ, trái tim tôi cứ thon thót trong lồng ngực…

Cậu “giáo Huyện” kể:

– Cháu đang thâm nhập thực tế nông thôn các huyện trong tỉnh mình…

Cậu “trong này” thì hứa:

– Cháu sẽ khai thác hết vốn liếng về đời sống đô thị miền Nam trước kia và bây giờ…

Giữa “tiệc”, ông lấy ra trong cặp một tờ pơ-luya có bài thơ được viết chính nghĩa:

– Của tác giả Hồng Đức mới gửi cho tôi. Cô giáo tiếng Anh này đang học khóa thạc sĩ trên thành phố, bữa ghé thăm tôi thì tôi lại vắng nhà nên để lại. Dưới cùng có ghi: “Con tặng chú Hai để đọc, không để đăng báo đâu”. Ba vị chịu khó nghe bài thơ này nghen. Tôi đọc chớ không ngâm nga gì ráo…

Tôi đọc hết bài thơ thì im lặng, mắt dõi ra dòng sông. Hai cậu nhà  văn trẻ nói lên cảm tưởng của mình nhưng hầu như ông không nghe. Bên kia sông, từ chân ngọn núi Chân Thới vươn lên cao những làn khói thôn làng, trở nên huyền ảo giữa bầu trời chợt đổi qua màu xám báo hiệu một cơn mưa.

Một lúc, ông đọc tiếp hai câu thơ:

– Tôi đi xa, cả đời không trả nổi

Gánh ân tình sâu đậm nợ quê hương…

Có lẽ ba người còn lại tưởng rằng ông đọc nốt hai câu kết bài thơ của cô giáo Hồng Đức, sau khi im lặng một lát vì xúc động. Kể họ hiểu lầm! Vì đó đâu có phải thơ của cô giáo trẻ, mà là lời ông thảng thốt nói ra. Họ không để ý đó thôi, dân văn xuôi mà, Hồng Đức chỉ làm thơ “thất ngôn” còn ông đọc ra ý nghĩ của mình bằng hai câu tám chữ!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khách Của Quê Nhau Rún”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X