Gốm Cây Mai

230,000 

Trong hơn 200 năm tồn tại, từ gạch, ngói, lu, hũ, đôn, chậu……của xóm Lò Gốm “Chơn vò vò Bàn Cổ xây trời” đến những sản phẩm sành men màu “Đề ngạn/ Mai khu”, các lò gốm ở vùng đất Sài Gòn xưa (tức Chợ Lớn sau này) đã tạo tác được một danh mục sản phẩm gốm phong phú.

Xóm Lò Gốm là địa danh được ghi bằng văn tự lần đầu tiên trên bản đồ Gia Định – Sài gòn do Trần Văn Học vẽ vào năm 1815. Trương Vĩnh Ký trong lời chú giải bài Phú cổ Gia Định phong cảnh vịnh, trích dẫn trên cho biết: “Xóm Lò Gốm ở làng Phú Lâm, rạch thông ra ngã tư, thông về cầu Khâm Sai. Chỗ người ta làm đồ gốm, xây vò, chậu, lu, mái, làm việc như ông Bàn Cổ xây trời”.

Làng Phú Lâm có lẽ là Trương Vĩnh Ký căn cứ vào thực tế của cuối thế kỷ XIX với một giới hạn ở vùng quanh đồn Cây Mai. Còn trong Bản đồ Gia Định – Sài Gòn của Nguyễn Văn Học, xóm Lò Gốm nằm ở phía ngoài bến Bình Đông, vùng đất hai bên kinh Ruột Ngựa gồm cả làng Hòa Lục (quận 8) và Phú Định (quận 6) ngày nay.

Từ những tư liệu lịch sử kể trên và qua khảo sát thực tế có thể nhận biết, địa bàn xóm Lò Gốm xưa khá rộng, gồm các làng Hòa Lục (quận 8), Phú Định-Phú Lâm (quận 6), Phú Giáo-Gò Cây Mai (quận 11) trải dài đôi bờ kênh Ruột Ngựa, kênh-rạch Lò Gốm. Nói cách khác, xóm Lò Gốm trải dài theo rạch Lò Gốm – bến Lò Gốm đến tận Phú Lâm, gồm cả khu vực đồn Cây Mai – Bến xe Chợ Lớn – Cây Gõ. Dấu vết lịch sử của xóm Lò Gốm còn tồn tại là tên rạch và bến Lò Gốm, đường Lò Siêu và có thể cả đường Xóm Đất (thuộc quận 11, TP. Hồ Chí Minh).

Gốm Cây Mai – một dòng gốm mỹ thuật do các nghệ nhân người Hoa ở Chợ Lớn chế tạo, được nhiều người quan tâm tìm hiểu; đặc biệt, chúng trở thành đối tượng của các nhà sưu tập từ nam chí bắc. Kết quả là đã có nhiều phát hiện mới về số lượng, chủng loại gốm Cây Mai được sưu tập.

Gốm Cây Mai – Đề Ngạn Sài Gòn xưa được tác giả Huỳnh Ngọc Trảng – Nguyễn Đại Phúc biên soạn với sụ cộng tác của Lưu Kim Chung, Huỳnh Đức Huy. Trong lần tái bản, một số chi tiết được bổ sung và chính lý để chuẩn xác hơn.

Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

Trong hơn 200 năm tồn tại, từ gạch, ngói, lu, hũ, đôn, chậu……của xóm Lò Gốm “Chơn vò vò Bàn Cổ xây trời” đến những sản phẩm sành men màu “Đề ngạn/ Mai khu”, các lò gốm ở vùng đất Sài Gòn xưa (tức Chợ Lớn sau này) đã tạo tác được một danh mục sản phẩm gốm phong phú. Xóm Lò Gốm là địa danh được ghi bằng văn tự lần đầu tiên trên bản đồ Gia Định – Sài gòn do Trần Văn Học vẽ vào năm 1815.

Hoạt động của xóm Lò Gốm này cũng được nói đến trong bài Phú cổ Gia Định phong cảnh vịnh, sáng tác vào đầu thế kỷ XIX: “Cắc cớ chợ Lò Rèn, Chạc chạc nghe nhà Ban đánh búa; Lạ lùng xóm Lò Gốm, Chơn vò vò Bàn Cổ xây trời.”

Trương Vĩnh Ký trong lời chú giải bài Phú cổ Gia Định phong cảnh vịnh, trích dẫn trên cho biết: “Xóm Lò Gốm ở làng Phú Lâm, rạch thông ra ngã tư, thông về cầu Khâm Sai. Chỗ người ta làm đồ gốm, xây vò, chậu, lu, mái, làm việc như ông Bàn Cổ xây trời”.

Làng Phú Lâm có lẽ là Trương Vĩnh Ký căn cứ vào thực tế của cuối thế kỷ XIX với một giới hạn ở vùng quanh đồn Cây Mai. Còn trong Bản đồ Gia Định – Sài Gòn của Nguyễn Văn Học, xóm Lò Gốm nằm ở phía ngoài bến Bình Đông, vùng đất hai bên kinh Ruột Ngựa gồm cả làng Hòa Lục (quận 8) và Phú Định (quận 6) ngày nay.

Từ những tư liệu lịch sử kể trên và qua khảo sát thực tế có thể nhận biết, địa bàn xóm Lò Gốm xưa khá rộng, gồm các làng Hòa Lục (quận 8), Phú Định-Phú Lâm (quận 6), Phú Giáo-Gò Cây Mai (quận 11) trải dài đôi bờ kênh Ruột Ngựa, kênh-rạch Lò Gốm. Nói cách khác, xóm Lò Gốm trải dài theo rạch Lò Gốm – bến Lò Gốm đến tận Phú Lâm, gồm cả khu vực đồn Cây Mai – Bến xe Chợ Lớn – Cây Gõ. Dấu vết lịch sử của xóm Lò Gốm còn tồn tại là tên rạch và bến Lò Gốm, đường Lò Siêu và có thể cả đường Xóm Đất (thuộc quận 11, TP. Hồ Chí Minh).

Gốm Cây Mai – một dòng gốm mỹ thuật do các nghệ nhân người Hoa ở Chợ Lớn chế tạo, được nhiều người quan tâm tìm hiểu; đặc biệt, chúng trở thành đối tượng của các nhà sưu tập từ nam chí bắc. Kết quả là đã có nhiều phát hiện mới về số lượng, chủng loại gốm Cây Mai được sưu tập.

Gốm sành men màu Cây Mai đã xuất hiện trong lịch sử gốm mỹ thuật Nam Kỳ như những kẻ tiên phong. Chính vì vậy, bản thân nghề thủ công này và những thành tưu của nó có giá trị lịch sử đáng kể. Riêng ở lĩnh vực mỹ thuật, gốm Cây Mai đã cống hiến một loại gốm sành cứng men màu đặc trưng mà ảnh hưởng của nó đối với gốm sành xốp men màu thời sau là rất quan trọng.

Gốm Cây Mai – Đề Ngạn Sài Gòn xưa được tác giả Huỳnh Ngọc Trảng – Nguyễn Đại Phúc biên soạn với sụ cộng tác của Lưu Kim Chung, Huỳnh Đức Huy. Trong lần tái bản, một số chi tiết được bổ sung và chính lý để chuẩn xác hơn.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Gốm Cây Mai”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X