Out of stock

Bình Thuận – Quê Xưa Gió Biển Hương Đồng

159,000 

Nhóm tác giả chung niềm yêu thích đến cảm hoài về lịch sử, văn hoá vùng đất nơi mình sinh ra và lớn lên, rủ nhau gom góp bài viết, ghi chép, biên khả đã in trên các báo, tạp chí trong và ngoài tỉnh thời gian qua, hợp thành tập sách “Bình Thuận – quê xưa gió biển hương đồng”.

Võ Ngọc Văn (tên thật Đào Văn Chừ), nhiều năm công tác văn hoá cơ sở đã ghi chép khai thác tiềm ẩn văn hoá dân gian trên địa bàn; Đỗ Thành Danh, thầy giáo dạy Sử nơi Phú Quý đảo xa, vừa dạy vừa truyền cảm hứng cho học trò và mình về vùng đảo quê hương nhiều huyền tích; Hoàng Hạnh, bao nhiêu năm trôi qua, lòng yêu thích câu chữ “Hán Nôm” từ thời trung học vẫn còn đó, bây giờ thường xuyên ghé thăm các đình chùa miếu mạo, chiêm nghiệm câu chữ người xưa; Hà Ngân (tên thật Nguyễn Thành Tài) nặng lòng nghiệp sử, lần dỡ từng mảnh sương mờ phủ vùng đất, tiền nhân.

Cho nên tập “Bình Thuận – quê xưa gió biển hương đồng” là cả tấm lòng bày tỏ ghi chép lại, không phải công trình khảo cứu chương mục, chuyên sâu. Nhóm tác giả chỉ cố gắng sắp xếp bố cục nội dung thành ba phần, nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong người đọc đón nhậ và đồng cảm.

Out of stock
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

Hồi ức cây dâu và bài ca dao

Tôi là dân xóm Lụa Phú Long. Lúc nhỏ, sát chuồng heo bỏ hoang phía sau nhà có mấy cây dâu cổ thụ cao, thân to, cành lá xum xuê. Mỗi buổi chiều không đi học, tôi leo lên nóc chuồng heo lơp tol, bứt lá dâu to bằng bàn tay người lớn xòe ra, rải xuống mái tol thành chỗ nằm hóng máy. Trên cao gió lộng, mùi lá dâu ngai ngái đưa tôi vào giấc ngủ. Một lần trong lúc ngủ mê, tôi lăn vô thức, trôi theo độ nghiêng mái tol. May nhờ mấy thân dâu cản lại, làm giật cả mình tỉnh giấc, nếu không sẽ rơi từ độ cao gần 3m xuống đấy. Nghe tiếng ầm ầm trên nóc chuồng heo, bà tôi nhìn lên thấy thằng cháu mặt mày tái mét, liền bảo trèo xuống, đánh cho một trận vì nghịch ngợm, cấm không được leo trèo lung tung. Bị ăn đòn nhưng tôi vẫn lén bà leo lên trên đó, bởi chỗ nằm mát mẻ, bởi sức hấp dẫn mấy quả dâu tằm lúc đỏ tươi chua chua, khi chuyển đỏ bầm thì ngọt lịm.

Bà tôi bắt thằng cháu nằm trên bộ ván gỗ dài ngủ trưa, cầm quạt đung đưa, rồi cất lời ru: Chị kia bới tóc đuôi gà/ Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị dâu? / Nhà tôi ở dưới đám dâu/ Ở trên đám đậu, đầu cầu ngó qua / Ngó qua đám bắp trổ cờ/ Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông/ Ngó qua nhà trống trên sông/ Có con bìm bịp ăn trầu đỏ môi…

Lúc ấy, lòng tôi ấm ức, bực bội, chỉ mong sao bà ngủ trước, để lén trốn leo lên chỗ trú ẩn thần tiên, nhâm nhi mấy quả dâu ngon. Nhưng từng lời ru làm tôi lim dim mắt ngủ quên mất, triệt têu luôn ý định “đào tẩu”. Khi tôi hỏi về mấy câu hát kia, bà bảo rằng bài hát đó nói về xóm Lụa Phú Long quê mình. Lúc đó, tôi rất hãnh diện khi xóm Lụa Phú Long của tôi lại được lưu danh như thế. Đến sau này tôi mới biết, đó là một bài ca dao của đôi nam nữ đang quen nhau, chứ không phải bài hát chỉ riêng một vùng đất nào. Tôi lớn lên không còn thấy nghề nuôi tằm, dệt lụa quê mình nữa. Mấy cây dâu cổ thụ phía sau nhà tôi cũng bị người ta chặt hạ để lấy đất cất nhà. Khi chợ Phú Long còn ở bên sông, cạnh cây cẩu, chưa dời lên chợ mới, trên dốc đi xuống chợ, có người thợ nhuộm vải, lúc nào cũng bận rộn với hai thùng cao dẩy thứ chất lỏng nghi ngút khói. Người ta gọi ông là Mười Nhuộm (nay ông cũng đã qua đời). Bàn tay ong thô ráp biến mảnh vải bạc phếch thành đen tuyền. Màu đen huyền ảo nọ làm cho mảnh vải không phai, bền lâu.

“…Xóm Lụa là xóm của mình…”

Câu ca trĩu nặng ân tình xa xưa

Một chút nắng, một giọt mưa

Đủ cho giọng hát đung đưa giữa đồng

Đủ cho lòng nối với lòng

Và mênh mông đất nối mênh mông trời…”

Một người con của xóm Lụa Phú Long đã viết những câu thơ chan chứa tình cảm với quê hương mình tràn đầy bình yên, giản dị và đời thường đến vậy. Mà chỉ vậy thôi, đủ toát lên đất và người Phú Long chứa đựng biết bao ân tình, từ xa xưa đến hôm nay và mãi mãi.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bình Thuận – Quê Xưa Gió Biển Hương Đồng”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X