Gánh gánh gồng gồng

160,000 

Cuốn hồi ký gồm những câu chuyện về những thăng trầm cuộc đời của bà Nguyễn Thị Xuân Phượng từ năm 1945. Vào những năm 1967, khi đang là bác sĩ công tác tại Ủy ban Liên lạc văn hóa với người nước ngoài, do giỏi tiếng Pháp, bà Nguyễn Thị Xuân Phượng được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách chăm sóc sức khỏe cho vợ chồng đạo diễn người Hà Lan Joris Ivens và Marceline Loridan khi họ làm phim tại Vĩnh Linh. Cơ duyên này đã tạo nên bước ngoặt, khiến bà quyết định trở thành nữ đạo diễn phim tài liệu. Năm 1968, bà trở thành nữ đạo diễn, phóng viên chiến trường duy nhất ở Việt Nam làm việc tại Phòng Truyền hình, tiền thân của Đài truyền hình Việt Nam bây giờ. Bà đã thực hiện hàng loạt phim tài liệu mang tính thời sự, phản ánh những sự kiện chiến sự tại chiến trường Campuchia, biên giới phía bắc, và là một trong những phóng viên đầu tiên vào Dinh Độc lập theo trung đoàn xe tăng vào ngày 30.4.1975…

Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

“Gánh gánh gồng gồng”, cuốn hồi ký của đạo diễn Xuân Phượng là “tiếng nói của người trong cuộc”; một cuốn sách làm tôi thực sự cảm thấy đau tim khi đọc, đến nỗi có những trang phải ngừng lại giữa chừng, không dám đọc tiếp.

Nhưng đó là nỗi đau rất đỗi ngọt ngào.

Cuốn sách là chuỗi ký ức của tác giả từ lúc ấu thơ cho đến hiện tại, trải mấy chục năm, từ những năm 1930, khi Xuân Phượng còn là một cô bé hơn chục tuổi sống yên ấm trong vòng tay cha mẹ cho đến hôm nay, khi bà đã trả qua đủ mọi cung bậc cuộc đời, từ những cay đắng, cơ cực gian nguy nhất, đến những ngọt ngào, những thành công vang dội cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống cá nhân. Thông thường, khi đến với thể loại rất riêng tư là hồi ký hay nhật ký, người đọc thường có nhu cầu tìm hiểu về đời sống, tâm trạng của một cá nhân cụ thể; và người viết cũng muốn tâm sự, thổ lộ những điều riêng tư, thậm chí cả những góc khuất chưa ai nhìn thấy trong cuộc sống của mình, như một nhu cầu tự thân thôi thúc: nhu cầu được bộc bạch và chia sẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, hồi ký hay nhật ký mới chỉ thỏa mãn được tâm lý hiếu kỳ ở một số ít độc giả. Giá trị của hồi ký, nhật ký nằm ở việc qua số phận, tâm trạng, cuộc sống của một cá nhân cụ thể phản chiếu cuộc sống, tâm trạng, số phận cả cả một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc, để qua đó toát lên những triết lý, những bài học nhân sinh sâu sắc. Và “Gánh gánh gồng gồng” đã làm được điều đó một cách tự nhiên, dung dị, chân thực.

… Là đạo diễn phim tài năng, nên hồi ký “Gánh gánh gồng gồng” của Xuân Phượng cũng được kết cấu như những thước phim đầy ám ảnh, có chồng mờ, có đan cài ký ức – hiện tại, có điểm, có diện. Ngôn ngữ văn chương của bà cũng như ngôn ngữ điện ảnh, kiệm lời, kiệm chi tiết mà đầy sức nặng, có những hiệu ứng “tạo sốc” – những cú sốc thẩm mĩ đáng nhớ. Cả cuốn hồi ký cũng chính là một cuốn phim tư liệu với ngồn ngộn chi tiết có thể người đọc chưa gặp trong bất cứ cuốn sách nào. Những tư liệu vô cùng quý giá, đặc biệt là về chuyện ngành làm phim Việt Nam ra đời, trưởng thành trong chiến tranh như thế nào, tình cảm của những nhà làm phim, những nghệ sỹ thế giới đối với Việt Nam trong những tháng năm lửa đạn; sự đùm bọc đầy cảm động và những ân tình sâu nặng của các văn nghệ sỹ thời bao cấp khốn khó đủ đường…

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Gánh gánh gồng gồng”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X