Nam Bộ từ năm 1698 đến cuối thế kỷ XIX qua nghiên cứu của người nước ngoài

135,000 

Với hiệp ước Giáp Tuất 1874, phía Pháp đã được hưởng rất nhiều quyền lợi, lần đầu tiên sau nhiều năm gây sức ép thực dân Pháp đã buộc triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của mình trên toàn bộ lãnh thổ Nam kỳ. Rõ ràng, về mặt văn bản không thấy có từ ngữ nào nói tới “bảo hộ”, nhưng với hiệp ước này triều Nguyễn đã mất đi nền độc lập đối với quốc gia của mình, từ đây nước An Nam đã trở thành một xứ bảo hộ và lệ thuộc của nước Pháp. Với thắng lợi trên cả tuyệt vời này: “Trong các chính giới Pháp, không có một ai, lúc bấy giờ, nghĩ rằng hòa ước này khiếm khuyết,… người báo cáo, đô đốc Jô-rét thấy không ích lợi gì để cắt nghĩa vì sao nước Pháp không thu được những kết quả toàn vẹn hơn; mà cũng không có ai trong nghị viện đặt câu hỏi ấy”.

Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

Từ lâu, vùng đất Nam bộ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước vì sự phong phú về lịch sử, văn hóa cũng như tính chất biến động và xáo trộn trong quá trình hình thành và phát triển. Từ giữa thế kỷ XIX, nước ta đứng trước họa ngoại xâm đến khi thực dân phương Tây hoàn thành công cuộc đặt ách cai trị lên xứ sở này, vấn đề Nam bộ lại càng trở nên phức tạp từ bản chất đến biểu hiện.

Nam bộ, vùng đất có bề dày lịch sử hơn 300 năm kể từ chuyến kinh lược năm 1698 của Nguyễn Hữu Cảnh. Hơn ba thế kỷ trôi qua, Nam bộ là nơi diễn ra những cuộc chuyển giao lịch sử quan trọng nên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả nước ngoài, thể hiện qua các tác phẩm của Thích Đại Sán (cuốn Hải ngoại kỷ sự), Thái Đình Lan (cuốn Hải Nam tạp trứ), Charles B. Maybon (cuốn Histoire moderne du pays d’Annam (1592-1820)), Li Tana (cuốn Nguyen Cochinchina Southern Vietnam in the Seventeeth and Eighteeth Centuries), Choi Byung Wook (cuốn  Southern Vietnam under the Reign of Minh Mạng (1820 – 1841)), Paul Doumer (cuốn L’Indo – Chine française (Souvenir)) Tuy vậy, những hiểu biết của chúng ta về Nam bộ trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… chưa thật đầy đủ và toàn diện, do đó việc kết tập tư liệu thành hệ thống có ý nghĩa bổ chú vào những khoảng trống lâu nay trong nghiên cứu về vùng đất này, để hướng đến những tìm tòi mới. Với nhận thức đó, Nhà xuất bản đã nỗ lực, cố gắng tuyển chọn nhiều bài viết của nhiều tác giả từ Kỷ yếu Hội thảo Khoa học của Trường Đại học Thủ Dầu Một: Nam bộ từ năm 1698 đến nay qua nghiên cứu của người nước ngoàiđể in thành sách với nhan đề Nam bộ từ năm 1698 đến cuối thế kỷ XIX qua nghiên cứu của người nước ngoài,ngõ hầu cung cấp một kênh tham khảo cho độc giả và những nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Hy vọng ấn phẩm này sẽ phần nào đáp ứng được sự quan tâm và mong mỏi của quý vị. Mặc dù đã rất cẩn trọng và có tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn trước khi xuất bản nhưng sai sót là điều không thể tránh khỏi, Nhà xuất bản rất mong nhận được những trao đổi, góp ý từ quý độc giả để cuốn sách được hoàn thiện.

“Nửa đầu thế kỷ XIX, Sài Gòn là một trong ba trung tâm tiêu biểu quyền lực của cả nước và trở nên một thị trấn quan trọng đối với cả miền Đông Nam Á. Sài Gòn đổi thay và lớn mạnh trên mọi phương diện. Sự thay đổi đó đã được ghi nhận từ phía các sử quan, các nhà nghiên cứu trong nước, cũng như sự ghi nhận, phản ánh của người nước ngoài có mặt ở nước ta, cả trước và sau năm 1859. Họ là các doanh nhân, nhà ngoại giao, giáo sĩ, sĩ quan quân đội phương Tây, đã từng đến đây với nhiều tư cách, vai trò và tư thế khác nhau, như R. Purefoy, John White, George Finlayson và John Crawfurd, Léopold Pallu, P. Cultru, Họ viết về nhiều lĩnh vực, khai thác nhiều khía cạnh khác nhau của vùng đất mới mẻ này”. ĐÔ THỊ SÀI GÒN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA GHI CHÉP CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI – Trần Thuận

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nam Bộ từ năm 1698 đến cuối thế kỷ XIX qua nghiên cứu của người nước ngoài”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X