Phật viện Đồng Dương – Một phong cách của nghệ thuật Champa

150,000 

Bằng cuộc khai quật được tiến hành vào năm 1902, các nhà nghiên cứu của Pháp đã phát hiện ra cả một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn vào loại bậc nhất và cũng độc đáo nhất của Champa và khu vực Đông Nam Á. Toàn bộ khu di tích là những cụm kiến trúc kế tiếp nhau chạy dài suốt 1.330 mét theo hướng từ tây sang đông. Trong quần thể kiến trúc đô thành lớn này, khu đền thờ Phật hay thường được gọi là Phật viện nằm trong một vành đai hình chữ nhật rộng có tường bao quanh. Trên cơ sở phân tích bố cục kiến trúc và các biểu tượng thờ phụng trong các đền miếu lớn nhỏ khác nhau, các nhà nghiên cứu gần như đã khẳng định thành Đồng Dương là một đô thành thiêng tiêu biểu của Champa, còn Phật viện Đồng Dương chính là tu viện Lakshmindra Lokesvara mà bia ký đã nhắc đến.

Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

Phật Viện Đồng Dương – Một Phong Cách Nghệ Thuật Của Champa Bằng cuộc khai quật được tiến hành vào năm 1902, các nhà nghiên cứu của Pháp đã phát hiện ra cả một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn vào loại bậc nhất và cũng độc đáo nhất của Champa và khu vực Đông Nam Á.

Vào đầu thế kỷ XX (năm 1901), khi phát hiện ra khu di tích Đồng Dương, nhà nghiên cứu người Pháp L. Finot đã công bố và cho trưng bày 229 hiện vật đã được tìm thấy ở đây, trong đó, có pho tượng Phật bằng đồng nổi tiếng cao hơn một mét. Một năm sau đó, vào năm 190, ông H. Parmentier đã tới thực hiện cuộc khai quật khảo cổ tại Đồng Dương. Bằng cuộc khai quật của mình, H. Parmentier đã phát hiện ra cả một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn vào loại bậc nhất và cũng độc đáo nhất của Champa và khu vực Đông Nam Á. Gần như ngay sau khi được phát hiện, các di tích và các hiện vật của Đồng Dương đã thu hút được ngày càng nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Qua tất cả những sắc thái riêng được bộc lộ trong trang trí và điêu khắc, như đánh giá của các nhà chuyên môn, phong cách nghệ thuật Đồng Dương là phong cách độc đáo nhất và mạnh mẽ nhất của nghệ thuật Champa. Và, cũng ngay sau khi được phát hiện, hầu hết các hiện vật quan trọng của khu di tích Đồng Dương đều đã được đưa về cất giữ tại các bảo tàng ở Việt Nam và ở Pháp, mà chủ yếu là tại Bảo tàng cổ vật Chàm (nay là Bảo tàng Điêu khắc Chăm) tại Đà Nẵng.

Vì vốn đã bị đổ nát, rồi thì, sự tàn phá của những cuộc chiến tranh kéo dài, của thiên nhiên và của sự thờ ơ của con người, nên, hiện nay, cả quần thể kiến trúc Phật giáo vào loại lớn nhất, độc đáo nhất và cổ nhất của khu vực Đông Nam Á, về cơ bản, đã biến khỏi mặt đất. Thế nhưng, rất may là, tại những bảo tàng của Việt Nam cũng như của một số nước châu Âu, còn giữ lại được khá nhiều những hiện vật khác nhau, mà chủ yếu là các tác phẩm điêu khắc, của Đồng Dương. Và, trong số những hiện vật đó, có không ít những kiệt tác của nghệ thuật Champa nói riêng và của nghệ thuật Phật giáo thế giới nói chung, như pho tượng Phật đứng bằng đồng, pho tượng Lokesvara bằng đồng (cả hai đều đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia), hai bàn thờ lớn bằng đá, các bức tượng Hộ pháp…

Cuốn sách “Phật viện Đồng Dương – Những di sản kiến trúc và nghệ thuật” là kết tinh những kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong nhiều năm qua. Hy vọng, trong chừng mực nào đấy, cuốn sách có thể cung cấp cho bạn đọc những tư liệu, những thông tin và những nhận định và đánh giá của các nhà chuyên môn về những giá trị kiến trúc và nghệ thuật tiêu biểu của Phật viện Đồng Dương, một trong những di tích Phật giáo quan trọng và độc đáo bậc nhất của khu vực Đông Nam Á vào thế kỷ IX – X.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Phật viện Đồng Dương – Một phong cách của nghệ thuật Champa”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X