Sài Gòn, còn thương thì về!

119,000 

Vài năm trở lại đây, Tống Phước Bảo (Trúc Thiên) nổi lên như một hiện tượng, đặc biệt sau khi đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác truyện ngắn Một nửa làm đầy thế giới với tác phẩm “Tràng Phan”, và sau đó là hàng loạt cuộc thi viết khác về tình yêu, về Sài Gòn – TPHCM.

Đặc trưng văn phong của Tống Phước Bảo là kể chuyện theo lối nói giọng Nam bộ (thi thoảng, nhưng rất ít, là hơi bị pha tạp xíu ngôn từ miền ngoài và cả cộng đồng), đơn giản và thậm chí khá rặt quê, nên dễ đi vào lòng người đọc, dung dị không lắt léo, đánh đố và quá nhiều mốc nhân vật. Mọi thứ, từ tản văn đến truyện ngắn, được Trúc Thiên (Tống Phước Bảo) lột tả trực quan, ít thêu dệt.

Với Bảo, thì Sài Gòn – TPHCM tràn đầy tình cảm, sự bao dung giữa con người với con người, giữa người dân vốn là Sài Gòn “chính hiệu” với người dân từ nơi khác đến sống, học tập, làm việc lẫn lập nghiệp. Sài Gòn – TPHCM trong Tống Phước Bảo, được tác giả khắc họa qua những góc nhìn khác, là sự hòa quyện của nhịp sống năng động, của những ước mơ cháy bỏng, của bộn bề lo toan về cơm áo gạo tiền, đôi khi là nỗi nhớ nhung trong tình yêu, song hơn hết, Tống Phước Bảo đã “tình yêu hóa” một Sài Gòn – TPHCM với tất cả cảm xúc, nỗi niễm mà bất cứ ai đã từng đến đây đều phải mãi khắc ghi trong tim, trong tâm trí. Sài Gòn – TPHCM thơ mộng, rạng rỡ và đong đầy sắc đỏ của lòng yêu thương, tính sẵn sàng san sẻ đã hiện diện trong 19 tản văn và 8 truyện ngắn. Hấp dẫn đến lạ kỳ. “Sài Gòn, còn thương, thì về”, không chỉ là lời xuất phát từ trái tim tác giả, mà chính là tâm sự của nhiều người, từng yêu từng sống tại vùng đất trù phú này.
Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

“Ở Sài Gòn chẳng có người lạ, chỉ có người quen; chẳng thể ghét, chỉ có thương. Người thương người vì nhau mà sống. Người thương đất này, vì nó mà ở lại đây cho trọn một đời…”. “Sài Gòn còn thương thì về” là cuốn sách thứ 5 của Tống Phước Bảo, gồm 19 tản văn, 8 truyện ngắn viết về mảnh đất đã “ấp yêu” tác giả hơn 30 năm, và được viết ra trong “mùa dịch” Covid-19 năm ngoái đến năm nay.

Sài Gòn – TP.HCM, chữ “thương” như một dòng chảy không cạn kiệt, bởi Sài Gòn “đất lành”, Sài Gòn bao dung, phóng khoáng, rộng lòng chở che, đầy ắp tình người. Nhà văn trẻ Tống Phước Bảo đã “bắt” được dòng chảy đó, để cảm nhận bằng chính trái tim, tâm hồn nhạy cảm của mình, lắng nghe và thấu cảm cuộc sống xung quanh với sự trải lòng ấm áp, chia sẻ, cảm thông, thể hiện chữ “thương” trên từng trang viết.

4 trên 5 đầu sách của Bảo ra mắt bạn đọc đều mang chữ “thương” như một dấu ấn, một đặc điểm nhận dạng văn chương khó lẫn vào ai. “Cả một trời thương” (2018), “Mình gọi nhau là cưng” (2019), “Đừng vội ghét khi chưa kịp thương” (2020), và ở cuốn sách “Sài Gòn còn thương thì về” (2021) thì chữ “thương” nghe chất chứa tràn đầy, quặn thắt từng nhịp thở: “…nghe yêu thương không còn trôi xa giữa dòng đời tấp nập… Nuôi nấng lại tâm hồn xanh tươi lễ nghĩa nhân tình…”.

Giống như một tâm tình, Bảo chia sẻ: “Người ta thường chẳng dễ dàng dùng câu chữ để diễn tả lòng mình với mảnh đất đã ấp yêu mình hơn 30 năm… Vì vậy phải thật chậm, thật kỹ và phải đợi đến lúc lòng mình hứng khởi nhất tôi mới bắt đầu những dòng dành cho Sài Gòn. Bởi tôi thương Sài Gòn như thương một người tình”.

19 tản văn là 19 chữ “thương”, vừa như cái nhìn ngẫu hứng ở một góc nào đó đường phố, hay một con hẻm nhò, một thân phận, một số phận…, để rồi làm cho người đọc cũng thấm chữ “thương” đến da diết, đến quặn thắt trái tim mình.

Làm sao không “thương” cho được khi người Sài Gòn dang tay bảo bọc những phận nghèo, như một cái ôm ấm áp lau đi những giọt lệ buồn tủi trong “Người biết thương người”. Là một Sài Gòn thân thiện, không phân biệt gốc gác, chẳng có người lạ, chỉ có người quen, chẳng thể ghét chỉ có thương trong “Đừng vội ghét khi chưa kịp thương”, “Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình”….

Hay cái nhìn tràn đầy thương yêu của một người trưởng thành sau bao trải nghiệm lăn lộn cuộc đời, đến những đứa trẻ còn chưa ý thức giá trị nhân cách của mình trong “Tháng Sáu, chuyện ‘đứa trẻ hư’ và thanh xuân vàng phai trước ngõ”. Cũng như đất gì mà hào sảng, mà phóng khoáng, nghĩa hiệp, sẵn lòng giang tay giúp đỡ, để người xứ khác đến đây phải thốt lên “Xứ gì lắm Lục Vân Tiên”.

Có những nỗi niềm chất chứa theo năm tháng, là vui là buồn, là yêu là nhớ, là những khắc khoải lo âu, là an nhiên tự tại bình lặng, là hoài niệm mênh mang… “Tiếng chim hót sau rào sử quân tử”, “Con thả trôi mùa gió của mình nơi đâu?”, “Lạc một nẻo quê”, “Người còn ở đó đợi tôi ngỏ lời yêu?”, “Có những ngày quay cuồng để tìm quên”…

“Sài Gòn còn thương thì về” của Tống Phước Bảo như là sợi dây “thương” níu kéo bao giá trị xưa, từ ngôi nhà cổ, con phố xưa đến những phong cách ẩm thực tưởng chừng đã đi vào bảo tàng: “Sài Gòn lê la, chè hoa khắp nẻo”,“Báo giấy – tiếc thay một chút nghĩa cũ”, “Cà phê kho – chuyện cũ kỹ của những người trẻ”, “Cà phê lóc cóc, tán dóc mùa dịch”, “Bắp chuối mà gói sầu đâu”…

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sài Gòn, còn thương thì về!”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X