Thần Đất – Ông Địa & Thần Tài

119,000 

Sự hình thành của đất, nói rộng ra là của núi non, gò nồng, ruộng rẫ là đối tượng phản ảnh trong hầu hết các thần thoại sáng thể, và rồi đất là nơi cư trú vả nuôi dưỡng muôn loài. Do đó, đất trở thành đối tượng sủng tin của con người.

Trong phần lớn ngôn ngữ, đất có nhiều từ chỉ định, phổ biến là nhất là hai từ, ví dụ: Thổ và Địa. Ở đây, Địa là tử chỉ đất với tư cách là địa lý, địa chính, tức chi một khu vực đất có giới hạn. Còn Thổ là từ chỉ thuộc tính bản thể của đất – gọi là Thổ đức. Nó là một nguyên tố trong bộ nhân nguyên tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, hoặc là một đại trong tứ đại: Đất, Nước, Lửa, Gió.

Chính từ đó việc thờ tự Thần Đất chủ vào hai tên lý cơ bản: một là, vị phúc thần bảo hộ cộng đồng cư dân thuộc một khu vực cụ thể; hai là, vị thần ban cho sự sung túc, thịnh vượng, tức chú vào tín lý phồn thực nói chung của đất.

Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

Thổ năng sinh bạch ngọc
Địa khả xuất hoàng kim
Ông Địa, Thần Tài là hai mặt của một vấn đề. Ông Địa là lý, Thần Tài là sự; và hai ông thờ chung với nhau là “lý sự viên dung” của thời đại mà nông thương còn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Điều này còn duy trì mãi sau này trong loại hình tượng Thần Tài tay một xách xâu tiền điếu và tay kia ôm bó lúa.
Lời nói đầu
Sách Ông Địa – tín ngưỡng và tranh tượng của chúng tôi xuất bản năm 1994. Từ đó đến nay, qua các chuyến đi thực tế cùng với những dữ liệu mới phát hiện buộc chúng tôi thấy rằng cần phải bổ sung những thiếu sót và đính chính những sai sót trong ấn phẩm đã xuất bản. Đó là lý do ra đời của tập sách này.
Công việc bổ sung và đính chính này nhằm cung cấp cho bạn đọc những dữ liệu cần thiết để có thể hiểu được những gì liên quan đến tín ngưỡng thờ Thần Đất, mối liên hệ của Thần Đất, Thần Đất Đai và Thần Tài Lộc cùng với sự biến đổi của chúng theo dòng lịch sử.
Nói là bổ sung và đính chính những sai sót, song điều này không có nghĩa là sự hoàn hảo cuối cùng. Do vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc xa gần.
Cõi Đất, Thần Đất và Thổ Địa – Thần Tài
Sự hình thành của đất, nói rộng ra là của núi non, gò nổng, ruộng rẫy… là đối tượng phản ảnh trong hầu hết các thần thoại sáng thế, và rồi đất là nơi cư trú và nuôi dưỡng muôn loài. Do đó, đất trở thành đối tượng sùng tín của con người.
Trong phần lớn ngôn ngữ, đất có nhiều từ chỉ định, phổ biến ít nhất là hai từ, ví dụ: Thổ và Địa. Ở đây, Địa là từ chỉ đất với tư cách là địa lý, địa chính, tức chỉ một khu vực đất có giới hạn. Còn thổ là từ chỉ thuộc tính bản thể của đất – gọi là Thổ đức. Nó là một nguyên tố trong bộ năm nguyên tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; hoặc là một đại trong tứ đại: Đất, Nước, Lửa, Gió.
Chính từ đó việc thờ tự Thần Đất chủ vào hai tín lý cơ bản: một là, vị phúc thần bảo hộ cộng đồng cư dân thuộc một khu vực cụ thể; hai là, vị thần ban cho sự sung túc, thịnh vượng, tức chủ vào tín lý phồn thực nói chung của đất.
Tập sách chủ yếu đề cập đến:
– Cõi Đất, Thần Đất và Thổ Địa – Thần Tài
– Tập tục thờ cúng Thổ Địa – Thần Tài
– Sưu tập tranh tượng kèm ghi chú về tranh tượng Ông Địa.
Sách có các trang in màu về điển tích – hình – tượng
Trích đoạn:
II. THẦN TÀI VÀ TÍN NGƯỠNG TÀI LỘC

Thần Tài là một đối tượng tín ngưỡng mà sự phân biệt trước kia giữa Thần Tài và Thần Đất không rõ ràng. Chính vì vậy mà trong Đại Nam quấc âm tự vị, biên soạn hồi cuối thế kỷ XIX khi cắt nghĩa Thổ thầnvà Tài thầnđều cho là “Thần Đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr. 336). Hiện tượng này, trước hết, bắt nguồn từ một biện sự của nguyên lý sinh sản của đất như đã trình bày trong phần đầu và mặt khác, là do sự tích hợp một số gia thần vào chung một bài vị: “Ngũ phương ngũ thổ Long thần/Tiền hậu địa chủ Tài thần”.
Ngày nay, việc thờ Thần Tài bên cạnh Ông Địa đã trở nên rất phổ biến, không chỉ ở các đền, miếu, đình, chùa và gia đình, tiệm, quán mà còn ở các trụ sở công ty, xí nghiệp, văn phòng và thậm chí ở công sở. Đi kèm với sự sùng tín vị thần này là sự đa tạp về các tín lý cũng như các loại tranh tượng thờ liên quan. Điều này đã chỉ ra sự phức tạp của dạng thức tín ngưỡng này khi tìm hiểu về chính tập tục thờ cúng hay về hình tướng và lai lịch của các loại tranh tượng thờ của vị thần này.

Cuối thế kỷ XIX, sự phân biệt giữa thần Đất (Thổ Thần) và Tài Thần vẫn chưa thực sự rõ rệt. Trong Đại Nam quấc âm tự vị(xuất bản 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ Thần và Tài Thần đều là: “Thần đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr 336). Sự nhập nhằng coi ra vô lý này lại được thực tế công nhận: người ta thường thờ chung Ông Địa và Thần Tài cùng một chỗ và cứ như hai vị thần này là một cặp đôi không thể nào tách rời được. Hiện tượng phổ biến này có nguồn gốc tín lý cổ xưa về Thần Đất – có hai công năng: một là bảo hộ cho một diện tích đất đai nào đó (nền nhà, vuông vườn, xóm ấp…) và hai là nguyên lý sinh sản (hoa màu, nông sản…) của đất theo tín lý phồn thực. Nói cách khác, Thổ Địa cũng làm cho chủ nhà phát đạt, giàu có (được mùa, bội thu…). Đó là tín lý của thời nông nghiệp còn là hoạt động sản xuất chính yếu; nhưng về sau, kinh tế hàng hóa phát triển, thương nghiệp và doanh nghiệp càng lúc càng có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế thì tiền bạc, vàng là dấu hiệu của sự giàu có, chứ không phải là “lúa thiên, ruộng mẫu” thì con người cần một hình tướng mới chuyên trách cho việcphát tài: ông Thần Tài.Ở đây tín niệm tương sinh của ngũ hành “Thổ sinh Kim” cũng cung cấp một tín lý về việc coi Thổ Địa là một tài thần. Câu liễn thờ Thổ Địa phổ biến sau đây là một ví dụ về tín niệm này:
Thổ năng sinh bạch ngọc
Địa khả xuất hoàng kim.
(Đất hay sinh ngọc trắng
Địa có thể nảy vàng ròng)
Nói tắt một lời: Ông Địa, Thần Tài là hai mặt của một vấn đề. Ông Địa là lý, Thần Tài là sự; và hai ông thờ chung với nhau là “lý sự viên dung” của thời đại mà nông thương còn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Điều này còn duy trì mãi sau này trong loại hình tượng Thần Tài tay một xách xâu tiền điếu và tay kia ôm bó lúa.
Dựa trên những tài liệu, thư tịch ít ỏi nêu trên, chúng ta thấy rằng Thần Tài được thờ tự đầu thế kỷ XX và chỉ non một thế kỷ đã trở nên một gia thần phổ biến và gần gũi với mọi nhà. Điều này coi ra có phần phù hợp với sự biến đổi về kinh tế – xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giai đoạn lịch sử mà nền kinh tế hàng hóa phát triển và phong trào tranh thương đã được đẩy lên bởi lớp điền chủ tư sản Việt, theo đó, nghề nghiệp doanh thương đã không còn bị đánh giá thấp như ở thời phong kiến trước đó.

Ở loại tranh Đông Hồ, theo công bố của M. Durand 1960, có bức tranh Tăng Phúc Thần Tài. Đây là bức tranh thuộc bộ sưu tập của trường Viễn Đông Bác Cổ thực hiện và được triển lãm lần đầu vào năm 1946. Tức bức tranh này có thể xuất hiện trước năm 1946. Còn ở Nam bộ, việc thờ Thần Tài xuất hiện vào thời điểm nào đến nay chúng ta cũng không có tư liệu xác thực, ngoài chứng liệu từ bài thơ Vịnh Thần Tài của ông Đồ Sáu Mới/Võ Văn Tân (1864 – 1927) hồi đầu thế kỷ XX. Thần Tài xứ ta là một vị thần ý niệm, biểu trưng cho tiền tài, sự giàu có, tức không có thần tích, thần phả gì cả. Còn xét về hình tướng, chúng ta dễ nhận ra ông Thần Tài xứ ta về cơ bản giống Thổ Địa Phước Đức chính thần của người Hoa chỉ khác là một tay vuốt râu và tay kia cầm xâu tiền điếu (hay thoi vàng xuồng). Đây là hình tướng Thần Tài phổ biến nhất. Kế đó là loại Thần Tài tay ôm bó bông lúa, tay cầm xâu tiền điếu; hoặc tay cầm bó bông lúa, tay vuốt râu. Cá biệt cũng có loại Thần Tài giống ông Thọ (trong bộ Phúc – Lộc – Thọ) với cái đầu hói đặc trưng, tay cầm quạt ba tiêu, cổ đeo xâu tiền điếu quanh bụng, dài quá rốn…

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thần Đất – Ông Địa & Thần Tài”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X