SÀI GÒN PHONG LƯU

120,000 

Sài Gòn Phong Lưu

Sự phong lưu không nhất thiết phải đặt trên nền tảng sung túc vật chất hay phô trương những thú chơi dị biệt, càng không phải là sự phóng khoáng vung trời theo lố nghĩ phổ biế mà chính ở tâm thế sống thanh đạm, phong thái lịch thiệp, biết tận hưởng thời gian và không gian, hướng đến cái tao nhã trong khí quyển tinh thần.

Phong lưu hướng đến sự hài hòa nội tâm, sự khoan hào với tha nhân, sự thăng hoa trong sáng tạo và không ướng vào những thứ vọng động xu thời.

Tuyển tập này là một gợi mở để cùng suy tư sâu hơn về một chiều kích giá trị tính cách thị dân Sài Gòn.

Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

Bức ảnh ban Hợp ca Thăng Long mà chúng tôi chọn làm bìa cho tuyển tập Sài Gòn phong lưu có một ý nghĩa đặc biệt. Tác phẩm được thực hiện cuối thập niên 1950, khi đó, ông Đinh Tiến Mậu – tác giả bức ảnh – là phó nháy quê Lai Xá vừa vào nghề, ở độ tuổi đôi mươi, đang được nhiều chủ báo ở Sài Gòn đặt hàng chụp ảnh bìa cáo, tạp chí. Tên các hiệu ảnh: King’s Photo, Viễn Kính của ông Đinh Tiến Mậu cũng xuất hiện dưới nhiều bức chân dung nghệ sĩ in bìa băng, đĩa hát, nhạc tờ Sài Gòn thập niên 1960.

Những nhân vật trong ảnh – ba anh em Hoài Trung, Hoài Bắc và Thái Thanh – cũng tuổi đôi mươi; mới vào lập nghiệp Sài Gòn (năm 1954). Bức ảnh toát lên sinh khí Sài Gòn một thuở phong lưu, sung túc trong đời sống và tinh thần sáng tạo khi dòng chảy tinh hoa nhiều vùng miền, đã hội tụ, toả sáng, cống hiến cho giá trị văn hoá chung nơi thành phố phương Nam đầy cởi mở.

Biên khảo về phòng trà Sài Gòn của nhà văn Lê Văn Nghĩa trong tập sách có nhắc đến một phần câu chuyện trên. Cũng trong phần biên khảo ở phần sau của tập sách, một bài viết khác khá công phu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp đề cập vài nét đời sống văn hoá xã hội của đô thị Sài Gòn từ đầu thế kỷ 20 đến 1945. Tác giả khẳng định: “Sài Gìn là vùng đất mới gồm đủ loại thành phần các lưu dân và là nơi bị ảnh hưởng của Tây phương đầu tiên”. Tính chất “lưu dân” và “ảnh hưởng của Tây phương” cũng ngầm giải thích về yếu tố mở trong văn hoá đô thị – mã gen quan trọng làm nên tâm tính Sài Gòn. Cuộc “lưu dân” của người Chà Chetty kéo theo những đóng góp về văn hoá, tâm linh cũng như phương thức làm kinh tế tài chánh của một cộng đồng đặc biệt của Sài Gòn trước 1975 trong bài biên khảo của tác giả Hà Vũ Trọng cũng là một mảng thú vị giúp độc giả có hình dung cụ thể.

Như một giai phẩm để đọc-chậm, được định dạng dưới dạng một cuốn sách tuyển tập, chúng tôi cấu trúc phần VĂN phía trước để độc giả có thể nhẩn nha thưởng thức. Đây là phần tập hợp những bài viết nhẹ nhàng, giàu chất văn chương, đề cập đến muôn nẻo phong lưu Sài Gòn, có sự liền lạc quá khứ với hiện tại, vượt những đứt gãy bề mặt của những cuộc bể dâu. Độc giả gặp ở đó là sự nuôi dưỡng thú đọc sách trong lòng một xã hội nhiều thăng trầm (bài viết của TS Huỳnh Như Phương), là cách ông Tây Émile Bergés thưởng thức nhạc đời trong tiếng rao rảo tần lấm bụi phố, là cuộc lãng du tìm trong thi phẩm Nguyên Sa, NGuyễn Tất Nhiên những dấu chỉ làm nên cái lịch lãm hướng về vĩnh cửu trong bài tiểu luận thú bị của Lưu Vĩ Lân…

Sài Gòn phong lưu không thể thiếu những mảnh ký ức về nếp sống, thú chơi sang cả một thời, dựng lại những chân dung từng góp giá trị cho Sài Gòn một giai đoạn, đặc biệt qua các bài viết của Trịnh Cung, Phạm Công Luận, Ngô Kế Tựu…

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “SÀI GÒN PHONG LƯU”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X