Thư Chủ gửi Tớ

150,000 

Chúng tôi muốn gửi đến quý vị một quyển sách thể hiện góc nhìn, tâm tư của một người doanh nhân. Đây là những bài viết, có thể nói là những bức tâm thư đại diện cho những người chủ doanh nghiệp, chủ đất nước, gửi cho những người tớ – tức những người đầy tớ của nhân dân. Đó là quyển sách “Thư Chủ gửi Tớ” của nữ doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo – một người được biết đến không chỉ với tư cách của một doanh nhân bản lĩnh của thị trường bất động sản mà còn là một cây bút sắc sảo nhưng không kém phần trìu mến trong câu chữ.

Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

Qua các bài viết, mình có cơ hội giải bày cho các giới khác trong xã hội hiểu về giới của mình cũng “hoàn cảnh lắm”, không béo tốt, bụng phệ, ăn trên ngồi tróc, lên xe xuống ngựa, như một số người lầm tưởng đâu.

Và khi doanh nhân chịu viết thì Nhà nước sẽ hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân kinh doanh. Cụ thể như qua viết báo, tụi mình nói rõ với Nhà nước là thích hoạt động trong cơ chế thị trường hay cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó sẽ giúp Nhà nước hiểu mà điều chỉnh cơ chế cho phù hợp, như vậy doanh nhân mới có thể làm giàu cho mình và cho đất nước.

Đoạn trích “Ai bảo doanh nhân sướng?”

Thời phong kiến, theo vị trí xếp hạng sĩ, nông, công, thương; giới doanh nhân đứng hạng sau cùng, nhưng còn co thứ hạng. Từ 1945 đến 1986, ở nước ta, giới doanh nhân không có đất sống vì bị xem là ngồi mát ăn bát vàng, thành phần bóc lột. Bây giờ có khác, chúng tôi từng bước được xã hội trả về đúng vị trí của mình và còn được tôn vinh nữa chứ.

Nhưng mà để kiếm được đồng lợi nhuận, chúng tôi vất vả lắm. Cái vất vả của người vừa cực thân vừa cực tâm. Đã vậy, không phải lúc nào chúng tôi cũng nhận được sự đồng cảm của người thân và xã hộ

Ai muốn làm doanh nhân hoặc hướng nghiệp cho con cháu của mình làm doanh nhân, sau khi tiếp cận chúng tôi, có khi phải suy nghĩ lại. Hãy quan sát chúng tôi làm việc trong một ngày sẽ hiểu chúng tôi hơn.

Sáng sớm, trước giờ làm việc, trên đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi (TP.HCM)… có những quán cà phê lấy tên Tây. Nếu để ý, ta sẽ thấy có nhiều xe 4 chỗ, 7 chỗ, 12 chỗ tấp vào. Từng người trên xe bước vào quán, Tây có ta có, họ không kịp nhìn ai, tiến thẳng đến quầy bánh rồi tự tay lấy bánh ra. Có người cầm thêm ly cà phê hoặc ly trà rồi lúi thúi tìm chỗ ngồi. Mắt dán vào tờ báo, họ vừa uống, vừa ăn, vừa đọc khoảng 15 phút. Sau đó, cũng như lúc vào, họ đi ra không nhìn ai và bước thẳng lên xe.

Cũng có những người chậm chạp như tôi chẳng hạn, không thể ăn uống tốc hành như vậy, bèn chọn giải pháp đọc báo, uống trà và nạp năng lượng trên xe cho có vẻ “nhàn hạ” hơn. Đó là bước dạo đầu của Khúc thứ ba bi tráng (là một trong ba vở nhạc kịch của nhà văn Nikolai Pogodin).

Trên đường đi đến công ty, có hôm nhìn qua cửa xe bỗng nhiên tôi nhận ra trời hôm nay đẹp quá (có hôm chúng tôi cũng nhìn nhưng không thấy gì vì trong đầu đầy con số), bèn nghĩ, ta có thể nào “xé rào” được không? Nghĩ là làm, lấy máy bấm cho trợ lý, chưa kịp nói gì thì đầu dây bên kia nói trước: “Sếp ơi, 9 giờ tiếp bên A, 10 giờ tiếp Bên B, còn buổi chiều thì sếp làm việc Cục Thuế, ngân hàng, tiện đường sếp nhớ ghé Sở Địa chính…”.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thư Chủ gửi Tớ”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X