Người xưa đã quên ngày xưa

89,000 

Sự trở lại của hiện tượng xuất bản – nhà văn của nỗi buồn tuổi trẻ

“Cảm ơn người, vì đã từng một lần nắm lấy tay nhau.”

Cuốn sách thứ 7 của nhà văn Anh Khang là những tiếp nối một chút nuối tiếc, một chút cô đơn, một chút sầu vọng: “sau yêu – đến chia tay”. Rồi sau đó? Sau đó… làm gì còn sau đó nữa… Người xưa đã quên ngày xưa – nghe như một tiếng thở dài, trầm buồn, thê thiết. Những tưởng rồi Anh Khang sẽ lại mang đến những nỗi buồn cũ đã gặp trong các cuốn sách trước của anh, những tưởng sẽ chỉ là những điều lặp lại, tuần hoàn, như tình cảm vốn dĩ trong mỗi người: Dẫu biết rằng tình đã hết ở người – nhưng còn ở mình, có nói cũng chỉ là chuyện cũ, nhưng chuyện cũ nói bao giờ mới hết, mới cạn vơi? Nhưng may mà, dẫu buồn, những câu văn của Anh Khang vẫn còn trong đó chút an yên, chút bình tâm: Bởi đến sau cùng, tuổi trẻ rồi cũng qua. Ước mơ đôi lúc bất thành. Tình yêu có thể không trọn vẹn. Nhưng những gì hồn nhiên trong trẻo nhất của mối tình đầu đẹp đẽ ấy, sẽ luôn còn lại, lấp lánh trong tim… Cảm ơn người, vì đã từng một lần nắm lấy tay nhau.

Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

Người xưa đã quên ngày xưa là tựa sách thứ 7 của tác giả Anh Khang – hội viên hội Nhà văn TP.HCM, cũng là cây bút trẻ được mệnh danh là “tác giả triệu bản” trong làng sách trẻ hiện nay. Tác phẩm mới này của Anh Khang sẽ được ra mắt vào đúng dịp Hội sách TP.HCM lần thứ X – 2018 tổ chức tại công viên Lê Văn Tám, Q.1 từ 19-25.3, đánh dấu lần thứ 3 anh có sách góp mặt trong kỳ hội sách lớn nhất cả nước.

Bên cạnh 20.000 bản in đã được các nhà phân phối đặt hàng ngay từ trước đợt phát hành đầu tiên để chuẩn bị cho hội sách, Người xưa đã quên ngày xưa đang gây xôn xao trong cộng đồng đọc sách ngay khi tác phẩm được “nhá hàng”, bởi tựa đề lãng mạn, “bắt tai” và dễ trở thành dòng trạng thái của “người nay” hay bất kỳ ai cùng “cảnh ngộ”.

Nhìn lại những tác phẩm của Anh Khang, không khó đê thấy thế mạnh của tác giả chính là lối viết câu văn xuôi êm tai như thơ, và cách sử dụng lối viết biền ngẫu đối từ đối thanh khá chuẩn xác (điều mà anh đã được trau dồi từ những ngày còn là cựu học sinh chuyên Văn trường chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM). Thế nên, dù trên thị trường sách trẻ có rất nhiều cây bút chọn cùng đề tài về nỗi buồn tuổi trẻ, hoặc viết tản văn như Anh Khang, thì các tác phẩm của Khang vẫn luôn có một chỗ đứng rất vững trong lòng người đọc, nhất là độc giả trẻ.

Và thế mạnh ấy tiếp tục được Anh Khang phát huy trong Người xưa đã quên ngày xưa. Những đoạn văn biền ngẫu đối đáp, những hình ảnh ước lệ được Anh Khang lồng vào nhẹ nhàng, hư hư ảo ảo như chính hình ảnh về người xưa – ngày xưa đã qua. Để rồi “Dù từ bỏ hay mang theo, thì kỷ niệm luôn là thứ dẫu đã chôn sâu xuống đất, vẫn sẽ biết cách đâm chồi. Nên nếu đã dành cả thanh xuân để yêu một người, thì cũng hãy dành cho bản thân thanh thản mỗi khi nghĩ về người đó. Dù nhớ hay quên”.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Người xưa đã quên ngày xưa”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X