Đọc lại Truyện Kiều

70,000 

Đọc lại Truyện Kiều là những bài viết, phân tích về Truyện Kiều: Đôi mắt nàng Vân, nàng Kiều; Đứa con của nàng Kiều, Từ Hải-sự lỡ tay của thiên tài; Những khuôn mặt tình yêu trong truyện Kiều; Nghĩ về bóng ma Đạm Tiên và gã thầy tướng, nhân vật Thúy Kiều, tham nhũng trong Truyện Kiều…

Instock
- +
Compare
Danh mục:
Share:

Mô tả

Vũ Hạnh
Tên thật là Nguyễn Đức Dũng, sinh (1926 – 2021) tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nho học. Vũ Hạnh là cán bộ văn hoá Khu uỷ Sài Gòn – Gia Định, hoạt động công khai ở nội thành Sài Gòn (hoạt động đơn tuyến). Trong hoàn cảnh viết trên sách báo công khai dưới chế độ ở miền Nam, ông đã có cách viết khéo léo để vẫn đưa được những thông điệp tiến bộ đến quần chúng mà không bị kẻ thù đàn áp. Sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên ban chấp hành Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác phẩm chính: Vượt thác (1963), Mùa xuân trên đỉnh non cao (1964), Chất ngọc (1964), Ngôi trường đi xuống (1966), Bút máu (1971), Con chó hào hùng (1974), Cô gái Xà Niêng (1974), Ăn Tết với một người điên (1985), Sông nước mênh mông (1995),Lửa rừng (1972) Hồi ký: Cái tết khó quên (1990), Một chặng đường bút mực (2000), Người Việt cao quý (1965), Đọc lại Truyện Kiều (1966), Tìm hiểu văn nghệ (1970),…

Ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2007.

Đọc lại Truyện Kiều

Có lẽ Vân đã nhường mắt cho Kiều. Vì chỉ mỗi mình Kiểu ở trong tác phẩm có đôi mắt sáng, mắt đẹp lạ lùng. Cặp mắt ấy có nhãn lực tuyệt vời, nhìn được chiều sâu thăm thẳm, tưởng chừng vạch được mùa xuân tươi tốt mà soi thấu vào tận đáy hồ hoang để thấy nỗi niềm cô độc xót xa của một kiếp người. Cặp mắt ấy nhìn thấy được liên hệ giữa người và ta, giữa cái đã qua và cái sẽ đến:

Thấy người nằm đó, biết sau thế nào?

Cặp mắt khám phá tình yêu, chọn lấy con đường, không chịu hướng những tia nhìn về các lối cũ, đường mòn. Cặp mắt đã khiến cho Kiều đi tắt về khuya, bắt vầng trăng bạc chứng giám lời thề. Cặp mắt biết khóc, biết cười, biết nhìn, biết liếc, biết nhắm, biết mở, trèo tường mà đi, lao đầu xuống nước, cặp mắt ân tình không quên kẻ đã giúp mình trong cơn hoạn nạn, cặp mắt tự trọng không muốn chia niềm chăn gối với kẻ mà mình kính yêu.

Thúy Kiều quả có đôi mắt, và đôi mắt nàng không chỉ để thấy mà còn để biết, không chỉ ngắm nhìn mà còn khám phá, không chỉ tiếp thu mà còn phản ứng. Đôi mắt ấy biết lựa chọn, biết vâng lời và biết chối từ. Không chỉ có cái chiều sâu thăm thẳm soi thấu đáy mồ, soi thấu đáy lòng, đôi mắt nàng Kiều còn có chiều rộng bao la gói hết những người đau khổ, có cả chiều cao vòi vọi của những hy sinh chua xót lạ lùng.

Thúy Kiều đã sống, dám sống, đã yêu, dám yêu. Thúy Kiều đã biết đòi hỏi và biết hi sinh. Tuy nhiên, nàng đã cho nhiều và nàng nhận ít, nàng đã xác định được mình, tố cáo được đời.

Đôi mắt Thúy Kiều, đó là hai viên ngọc quý. Đôi mắ đẹp hơn dáng núi mùa xuân, trong hơn sóng nước mùa thu. Nguyễn Du có lẽ muốn tả nhiều hơn như thế, nhưng ý muốn xưa nay vốn thật vô cùng mà chữ nghĩa xưa nay vẫn là hữu hạn.

(trích Đọc lại truyện kiều)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đọc lại Truyện Kiều”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart Items

No products in the cart.

Return to Shop
Search for:
X